Điện cực chọn lọc ion: Phương pháp thêm chuẩn và đo trực tiếp - Phần 2
2 thg 5, 2022
Bài viết
Bài viết này là Phần 2 của chuỗi bài viết
Đi đến
Phần 1Phần thứ hai của chuỗi blog này sẽ tập trung vào hai cách thức khác nhau để thực hiện đo nồng độ ion bằng phương pháp đo điện thế với điện cực chọn lọc ion (ISE). Hai phương thức thông thường nhất là thêm chuẩn và đo trực tiếp.
Trong quá khứ, bạn có lẽ đã từng hoài nghi đâu là phương pháp thích hợp nhất trong hai phương pháp đo này đối với mẫu của bạn. Để giúp các bạn trả lời được câu hỏi này một cách dễ dàng hơn, tôi sẽ giới thiệu về hai nguyên tắc đo nói trên và so sánh các điểm thuận lợi và bất lợi trong bài viết này. Hơn nữa, bài viết còn cung cấp hai danh mục kiểm tra tiện lợi để đảm bảo khả năng tái lặp tốt nhất.
Để đi đến các chủ đề, hãy nhấn vào các mục sau:
- Phương pháp thêm chuẩn
- Phương pháp đo trực tiếp
- Thuận lợi và bất lợi: phương pháp thêm chuẩn và đo trực tiếp measurement
- Tóm tắt
Nếu bạn muốn tìm hiểu về nguyên tắc cơ bản của phép đo nồng độ ion, hãy tham khảo phần một của chuỗi bài viết này.
Điện cực chọn lọc ion: Phân loại điện cực chọn lọc ion, cơ sở lý thuyết và cách bảo dưỡng
1. Phương pháp thêm chuẩn
Trong phương pháp thêm chuẩn, những lượng thể tích xác định của dung dịch chuẩn của ion cần đo được thêm vào một thể tích biết trước của mẫu một vài lần. Sau mỗi lần thêm chuẩn, thế của dung dịch sẽ được ghi nhận. Nồng độ ion của dung dịch mẫu ban đầu có thể được tính toán từ độ chênh lệch giữa thế đo ban đầu và thế đo được sau mỗi lần thêm chuẩn.
Hình 1 là ví dụ mô tả một đường cong của phương pháp thêm chuẩn điển hình. Tại đây, nồng độ mẫu ban đầu được tính toán từ độ chênh lệch thế đo dựa trên các lượng thể tích được thêm vào. Điểm đo đầu tiên (màu đỏ) tương ứng với thế đo của dung dịch mẫu, trong khi các điểm đo tiếp theo (màu xanh lá) tương ứng với thế đo sau mỗi lần thêm chuẩn.